Văn hóa Nhà_Hạ

Nghệ thuật

Thời Hạ, xã hội bắt đầu hình thành giai cấp trên dưới, sản phẩm nghệ thuật cũng theo đó mà phân hóa. Đồ vật mà nhân dân hạ tầng sử dụng có tạo hình thực dụng, hoa văn trang trí giản đơn, phát triển theo phương hướng thẩm mỹ chất phác. Lễ khí của quý tộc vương thân thượng tầng có hoa văn trang trí phức tạp, diễn biến phương hướng tạo hình biến hóa đa dạng. Khí cụ dùng để đựng đồ vật của hạ tầng có hoa văn phần nhiều là các dạng hình học, hoặc có hoa văn gia súc, hoa văn cá và một số đề tài khác có liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Lễ khí thượng tầng có hoa văn trang trí thường thấy là hình mây sấm phức tạp, hình mắt, hình con rắn, hình mặt thú, đề tài phần nhiều có quan hệ với quỷ thần.[tham 166][tham 160] Chế tạo đồ gồm tại văn hóa vãn kỳ Long Sơn và văn hóa tảo kỳ Nhị Lý Đầu có giá trị nghệ thuật tương đối cao. Đồ gốm kỳ thứ hai, thứ ba khai quật từ Nhị Lý Đầu có bề mặt phần nhiều được trang trí bằng các loại hoa văn trang sức như vân màu lam, vân dây, vân hình vuông, đôi khi thấy chạm khắc các loại vân hình móng tay, nét vạch, lông chim, vòng tròn.[tham 39] Thời Tam đại chỉ có nghệ thuật trang sức cho các đồ vật thực dụng, thiếu tác phẩm nghệ thuật vì nghệ thuật.[tham 160]

Âm nhạc

Khánh làm bằng đá khai quật tại huyện Hạ, tỉnh Sơn Đông.

Trung Quốc vào 9000 năm trước, tức sơ kỳ thời đại đồ đá mới, đã có xuất hiện nhạc khí[chú thích 183]. Về khởi thủy của âm nhạc tại Trung Quốc, các văn hiến ghi chép khác nhau. "Lã thị Xuân Thu-Cổ nhạc thiên" và "Thượng thư-Ích tắc" ghi rằng vào thời kỳ Đế Khốc, Đế Thuấn đã có nhiều loại nhạc khí, trong đó danh xưng một số loại nhạc khí nói chưa rõ. "Sơn Hải kinh-Đại hoang tây ký" ghi rằng "khai thượng tam tần vu thiên, đắc 'cửu biện' dữ 'cửu ca' dĩ hạ. Thử thiên mục chi dã, cao nhị thiên nhận, khai yên đắc thủy ca 'cửu thiều'", nói lại rằng Hạ hậu Khải cưỡi rồng làm khách Thiên cung, trộm lấy 'cửu ca', 'cửu thiều' 'cửu biện' của Thiên Đế để tự mình hưởng dụng, do vậy mà nhân gian có ca nhạc.[tham 7] "Lã thị Xuân Thu-Âm sơ" ghi rằng khi Đại Vũ tuần thị đông nam thì gặp gỡ nữ nhi của Đồ Sơn thị, Đồ Sơn thị sáng tác một bài ca "Hậu nhân hề y", đấy là tình ca sớm nhất được ghi chép trong văn hiến, có thuyết cho là khởi điểm của Nam âm thời Hán.[tham 167] "Chu Lễ-Đại ty nhạc" ghi rằng người thời Hạ vì ca tụng công lạo trị thủy của Đại Vũ nên biểu diễn "Đại Hạ", dùng làm nhạc vũ tế tự núi sông, đến thời Chiến Quốc còn được Lỗ quốc dùng làm vũ nhạc diễn xuất cung đình.[tham 168] "Lễ ký-Tế thống" ghi rằng "bát dật dĩ vũ Hạ", tám người thành một dật, tám dật là 64 người tổ thành đội hình biểu diễn có chiều dọc ngang đều nhau, dựa theo lễ pháp thời Chu thì chỉ có thiên tử triều Chu mới có thể dùng đội hình lớn như vậy[chú thích 184], có thể thấy "Đại Hạ" có đẳng cấp cao. Nhạc khí thời kỳ Hạ được chế tác từ xương, gỗ, đá, da, gốm; chủng loại bao gồm dụng cụ diêu hưởng, hưởng cầu, địch, tiêu, cổ, khánh, chung, linh, huân, sừng hiệu lệnh. So với các nền văn hóa khảo cổ xung quanh, nhạc khí khai quật thuộc văn hóa Nhị Lý Đầu rất thiếu thốn.[tham 166] Năm 1960, tại tầng kỳ thứ ba của di chỉ Nhị Lý Đầu tại Yển Sư đã khai quật được một huân gốm màu tro, tâm rỗng, hình quả trám, phần đầu có một miệng thổi nhỏ, một bên phần thân giữa có lỗ âm có đường kính 0,4 cm, qua thử nghiệm thì nó có thể phát ra hai âm: la thăng thứ, đô thứ.[tham 7] Cũng phát hiện được thạch khánh làm bằng đá, dài 55,5 cm, cao 28,5 cm, dày 4,8 cm, tạo hình đã tiếp cận khánh lễ làm bằng đồng thanh thời kỳ Thương-Chu.[tham 91]

Văn học

Nhân dân thời Hạ chủ yếu sử dụng hình thức văn học truyền miệng trong sáng tác văn học. Đề tài ca dạo và sinh hoạt lao động có liên hệ mật thiết, và thần thoại được sử dụng để giải thích một số sự vật khó hiểu trong thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, những văn học truyền khẩu này không được truyền bá đến nay, nên trước khi có thể phát hiện tài liệu văn tự đồng thời kỳ với triều Hạ, thì không thể có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về văn học thời Hạ. Có thể gọi nó là thời gian nghệ thuật xưa của văn học nghệ thuật Trung Quốc.[tham 169] Người thời Chu súng kính văn hóa triều Hạ, trong tất cả các phương diện đều phỏng theo người thời Hạ mà tạo nên. Trên phương diện ngôn ngữ, người thời Chu nhận định ngôn ngữ thông dụng của triều Hạ là "Hạ ngôn" [chú thích 185] Thời Thượng cổ, "Hạ" 夏, "Nhã" 雅 tương thông, "Hạ ngôn" cũng gọi là "nhã ngôn", là ngôn ngữ được sử dụng trong giao lưu giữa nhân sĩ thuộc thượng tầng xã hội triều Chu, "Thi Kinh" thời Chu chính là sử dụng nhã ngôn để sáng tác[tham 170]

Kỹ thuật

Nghề đúc đồng là thủ công nghiệp mới nổi trọng yếu của triều Hạ. Trong các văn vật thời kỳ thứ nhất và thời kỳ thứ nhì của di chỉ Nhị Lý Đầu, xuất hiện đồ lễ làm bằng ngọc, thể hiện nó có một trình độ văn hóa tương đối. Ngoài ra, nghề làm đồ gốm thời Hạ có khả năng đã trở thành một ngành công nghiệp độc lập rất trọng yếu. Đối với đồ đồng thanh, Trung Quốc đã phát hiện ra dao đồng của văn hóa Nhị Lý Đầu. Nếu như văn hóa Nhị Lý Đầu được xác nhận là văn hóa thời kỳ Hạ, thì đây là đồ đồng thanh của thời kỳ triều Hạ. Công cụ mà người thời Hạ sử dụng được nhận định chủ yếu là đồ đá. "Chu thư" chép rằng vào thời Hạ Kiệt, Côn Ngô thị đem phôi bùn nung thành ngói, cho thấy kiến trúc cuối thời Hạ đã bắt đầu sử dụng ngói.[tham 171]

Trong văn hiến thời Tiên Tần có ghi chép về việc quan triều hạ là Hề Trọng tạo ra xe, viễn tổ nước Tiết là Hề Trọng được Hạ Hậu bổ nhiệm làm 'xa chính', quản lý sự vụ chế tạo xe.[tham 172] "Sử ký-Hạ bản kỉ" cũng ghi chép rằng trong thời Hạ Vũ trị thủy "đi đường bộ ngồi xe, đi đường thủy ngồi thuyền", cho thấy xe đã xuất hiện ngày từ thời Đại Vũ. "Tả truyện" chép rằng "minh thí dĩ công, xa phục dĩ dung"[tham 124], rằng Hạ hậu đem xe làm vật thưởng công cho hạ quan. Ngoài ra, "Thế bản" có chép rằng "Hợi tác phục ngưu[chú thích 186]Tướng Thổ tác thừa mã[chú thích 187][tham 174], và có bốc từ Ân khư làm chứng, chứng minh bộ tộc Thương đồng thời kỳ đã có xe ngựa.[tham 137]

Bè và thuyền độc mộc xuất hiện sớm nhất là vào trung kỳ văn hóa Long Sơn thuộc thời đại đồ đá mới, người Hạ trong một thời gian dài đã cư trú nương nhờ Hoàng Hà, Y Thủy, Lạc Thủy, thuyền bè do vậy trở thành công cụ vượt sông phổ biến. Thời Hạ vào trung hậu kỳ bước vào thời đại đồng thanh, sự xuất hiện của công cụ thuộc kim tạo điều kiện để chế tạo thuyền độc mộc, có thể nói thuyền mộc bản xuất hiện sớm nhất tại Trung Quốc là vào thời Hạ.[tham 175] Tộc Đông Di cư trú ven bờ Hoàng Hải, sở hữu kỹ thuật hàng hải khá cao, đây là lĩnh vực mà Hạ hậu thị với văn minh dòng sông không thể theo kịp. "Luận ngữ-Hiến vấn" chép rằng "Nghệ thiện xạ, Ngạo[chú thích 188]đãng[chú thích 189] chu[tham 42]”, Ngạo tức là con của Hàn Trác tên Kiêu[chú thích 57], rằng ông là một nhân vật giỏi điều khiển thuyền, và lại có chữ "đãng" nên có thể nói đây là một kiểu đi thuyền có mục đích, dùng nhân lực điều khiển khống chế, không phải để trôi dạt như trước. "Vũ cống" nói "triêu tịch nghênh chi, tắc toại hành nhi thượng[tham 93]”, rằng người Hạ biết lợi dụng quy luật thủy triều sáng tối để đi thuyền.

Thiên văn lịch pháp

Người thời Hạ có khả năng đã sở hữu nhiều tri thức về thiên văn, lịch pháp. "Tả truyện-Chiêu công thập thất niên" dẫn từ "Thượng thư-Hạ thư" chép rằng "thần bất tập vu phòng"[chú thích 143][tham 121], chỉ việc Mặt Trời không xuất hiện hoàn chỉnh ở phía trên không của ngôi nhà, đây là ghi chép về nhật thực sớm nhất của Trung Quốc được biết đến[chú thích 190] "Trúc thư kỉ niên" ghi rằng vào năm Hạ Kiệt thứ 15 "Dạ trung tinh vẫn như vũ"[tham 68] (trong đêm sao rơi như mưa), là ghi chép sớm nhất về mưa sao băng. "Thái bình ngự lãm" dẫn "Hiếu kinh câu mệnh quyết" viết "(Vũ thời, ngũ) sao chồng chất như quán châu[chú thích 191], rõ như liên bích[chú thích 192][tham 177]", chép về việc vào sơ kỳ thời Hạ từng xảy ra hiện tượng thiên văn hiếm thấy "ngũ tinh tụ" của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.[chú thích 193] Thời ba vị quân chủ vãn kỳ triều Hạ là Dận Giáp (Cận), Khổng Giáp, Lý Quý (Kiệt), đều lấy thiên can làm tên, cách làm này gần như phương thức mệnh danh của quân chủ triều Thương, nếu quả thực là xưng vị thời Hạ chứ không phải biệt danh người thời Ân-Chu thêm vào, thì có thể nói phép ghi ngày Can Chi đã xuất hiện vào vãn kỳ triều Hạ[tham 39]. Căn cứ "Trúc thư kỉ niên", lúc thay thế Hạ-Thương, có viết về các hiện tượng kỳ dị "hoàng sắc đích thanh oa, hôn ám đích điều dưỡng, tam cá thái dương, thất nguyệt kết sương hòa ngũ cốc điêu linh" (sương mù màu vàng, một mặt trời mờ, sau đó ba mặt trời, sương giá trong tháng bảy, ngũ cốc tàn rụng), có học giả nhận định đó là ghi chép về phun trào núi lửa Minoa tại khu vực nay thuộc Hy Lạp[tham 179]。  Trong "Luận ngữ", Khổng Tử chủ trương "hành Hạ chi thời"[tham 180], đến nay nông lịch truyền thống Trung Quốc còn có biệt danh là "Hạ lịch", dựa theo những dấu tích này có thể nói rằng vào thời Hạ do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, kết hợp tri thức thiên văn tích lũy được mà biên thành lịch pháp giản đơn. "Hạ lịch" đều có ghi chép trong các văn hiến thời Tiên Tần như "Thi Kinh", "Tả truyện", "Trúc thư kỉ niên", ít nhất là thông dụng trong nội bộ nước Đường (tức nước Tấn) thời Chu sơ. "Hạ tiểu chính" nguyên là một thiên của "Đại đái lễ ký", kinh văn này có một bộ phận câu văn giản ước thâm sâu, không như văn phong Đông Chu, chậm nhất là hoàn thành vào tảo kỳ Xuân Thu, là lịch thư sớm nhất của Trung Quốc, có ghi chép giản đơn về vật hậu, khí hậu, tinh tượng các tháng. "Hạ tiểu chính" căn cứ theo sự đầy khuyết của Mặt Trăng mà phân một năm thành 12 tháng, song không có dấu hiệu 5 năm đặt hai tháng nhuận, cũng không phân biệt bốn mùa. Trong ghi chép tháng 5 có "thời hữu dưỡng nhật", trong ghi chép tháng 10 có "thời hữu dưỡng dạ"[tham 159], "Tả truyện" chú giải "dưỡng giả trường dã", nói rằng tháng 5 của "Hạ tiểu chính" có ngày dài nhất (tức Hạ chí", tháng 10 có đêm tối dài nhất (tức Đông chí), tuy nhiên Đông chí tại bình nguyên Hoa Bắc ứng vào tháng 11 thay vì tháng 10, cho thấy rằng loại lịch pháp này không chuẩn xác, niên đại chế thành tương đối nguyên thủy.[tham 37]

Tôn giáo

Mộ không huyệt thời kỳ thứ 3 tại di chỉ Nhị Lý Đầu, bộ xương có dấu hiệu vùng vẫy khi bị trói, biểu thị khả năng là tế người.

Sức sản xuất thời kỳ viễn cổ thấp kém, ngay cả trong điều kiện thời tiết thuận lợi cũng không thể hoàn toàn tránh được nguy hiểm thiếu lương thực. Nhân dân nhận thấy bất lực trước tình hình, tìm cách thông qua lực lượng tự nhiên siêu việt để đạt đến nguyện vọng chi phối tự nhiên nhằm đảm bảo được mùa. Do đó hi sinh người và động vật để làm hài lòng thiên thần, thử lợi dụng hoạt động tế tự nhằm thoát khỏi áp lực của thế giới tự nhiên đối với sinh tồn của nhân loại. Tế người tại lưu vực Hoàng Hà sớm nhất được biết đến là trong văn hóa Tề Gia tại thượng du, đương thời thường là vợ tuẫn táng theo chồng, sau phát triển thành nô bộc tuẫn táng, cho rằng linh hồn của thê thiếp và nô bộc có thể phục vụ chủ nhân trong thế giới sau khi chết[tham 181]. Văn hóa Nhị Lý Đầu cũng có dấu tích của việc tế người, song quy mô rất nhỏ so với số lượng tế tự hàng trăm người thời Thương. Mộ táng tại di chỉ Nhị Lý Đầu thuộc Yển Sư phân thành hai loại là mộ có huyệt và mộ không có huyệt. Mộ đất một người có huyệt chiếm đa số, người được chôn nằm ngửa và thẳng, hiện tượng bồi táng khá ít[tham 166]. Ngoài ra, còn có một thiểu số là mộ không huyệt, không có đồ tùy táng, đôi khi có mảnh vỡ đồ gốm, thậm chí có khi đồng táng với thú vật, có thể thấy người được chôn có địa vị xã hội thấp kém, khi còn sống có khả năng là tội nhân, tù binh chiến tranh, hoặc nô bộc. Nhiều người được chôn trong mộ không huyệt thể hiện dấu hiệu tử vong không bình thường. Thân thể người được chôn có tư thế cực kỳ không tự nhiên, có các dấu hiệu bị trói trước khi chết như hai tay bắt chéo giơ quá đỉnh đầu, đặt trước ngực, hoặc cong về sau lưng, thậm chí còn có một số sọ bị vỡ, thân và đầu tách rời. Có khả năng là chứng cứ về nhân tế, nhân tuẫn thời kỳ Hạ[tham 181]. Trừ tế người, tế ruộng, thời Hạ còn có hoạt động tế nhà, xung quanh cung điện số 1 kỳ thứ ba của di chỉ Nhị Lý Đầu có một số hố tế tự, phát diện xương các loài thú như chó, lợn[chú thích 194] Còn có năm ngôi mộ táng tại khu sân và hành lang, người được chôn đều tử vong không bình thường, không có vật phẩm tùy táng, huyệt mộ chật hẹp, phá vỡ nền móng cung điện, không xác định được là tế tự dựng móng hay tế tự hoàn thành[tham 183]

Nhân dân viễn cổ khi nướng thịt thú thì phát hiện hiện tượng xương bị vỡ, tạo thành những vết nứt vỡ với hình dạng khác nhau, có phần khó hiểu, khiến người xưa chú ý. Sau này, khi đạt được kết quả viên mãn trong các hoạt động như săn thú, chiến tranh, mọi người bắt đầu liên hệ hai thứ với nhau, xem đó là điềm trước của thần linh với sự vật, tích lũy thành tri thức gọi là chiêm bốc. Do trình tự phức tạp, tri thức nhiều và sâu, nên trong bộ lạc có vu sư chuyên việc xem bói, độc quyền giải thích bốc cốt. Lưu vực Hoàng Hà trong thời kỳ văn hóa Long Sơn bắt đầu hưng thịnh chiêm bốc[tham 181]. "Tả truyện" chép rằng triều Hạ có quan lại chiêm bốc[tham 184]. Toàn kỳ thứ 4 văn hóa Nhị Lý Đầu đều khai quật được bốc cốt bả vai bò, dê, lợn. Những bốc cốt này chỉ bị đốt cháy ở mặt sau, không đâm không đục, chưa khắc chữ, tương đối nguyên thủy hơn so với bốc từ Ân Khư[tham 166]